Đối với một kỹ sư phần mềm (software engineer), câu hỏi “Tại sao bạn lại muốn đổi việc” là một câu hỏi đáng sợ và rất khó để trả lời. Việc phải đưa ra một câu trả lời vừa không giống như đang nói xấu sếp cũ và vừa thể hiện được sự chuyên nghiệp của mình là rất khó.
Nhưng nếu biết cách trả lời, thì câu hỏi đó sẽ không còn là cơn ác mộng với các bạn nữa. Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn 5 cách trả lời cho câu hỏi “Tại sao bạn lại muốn đổi việc” mà không gây ra ấn tượng xấu, với vị trí là một kỹ sư phần mềm (Software Engineer).
Chúng ta sẽ bao quát mọi thứ, từ việc làm thế nào để đưa ra một câu trả lời hoàn hảo và nói về những trải nghiệm trong quá khứ một cách tích cực, đến việc làm sao để tránh nhắc đến những cụm từ có thể khiến bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp. Với những mẹo này, bạn sẽ có thể trả lời một cách đầy tự tin và chuyên nghiệp, đồng thời khiến cho nhà tuyển dụng hứng thú với câu chuyện của bạn.
Với vị trí là một kỹ sư phần mềm, mình không còn xa lạ gì với các cách thức thương lượng.
Trong một nền công nghiệp mà mức lương trung bình của những kỹ sư phần mềm có kinh nghiệm lâu năm thường rơi vào khoảng 100,000 đô la ngay từ ban đầu - còn chưa kể đến các phúc lợi như giờ làm việc linh hoạt và môi trường làm việc hiện đại - thì cũng dễ hiểu khi mình muốn đảm bảo rằng mình có thể nhận một mức lương phù hợp nhất.
“Một trong những yếu tố khiến tôi muốn tìm kiếm cơ hội mới là sự mong muốn cải thiện mức lương và các phúc lợi. Khi phát triển hơn trong sự nghiệp của mình, tôi tin rằng việc tìm thấy một công ty có thể đánh giá những nỗ lực và đóng góp của tôi một cách chính xác là điều rất quan trọng. Mặc dù mức lương và phúc lợi ở công ty cũ khá ổn, nhưng tôi sẽ rất vui nếu tìm được một công việc có thể cho tôi một mức lương cạnh tranh và những phúc lợi toàn diện hơn. Những thứ này sẽ hỗ trợ cho các mục tiêu dài hạn của tôi và đồng thời giúp tôi chăm sóc cho bản thân và gia đình tốt hơn”.
Là một kỹ sư phần mềm (software engineer), bạn cũng thấy rằng đôi lúc những cơ hội nghề nghiệp ngoài kia không đúng với những gì bạn hứng thú. Chúng ta đều muốn học hỏi những điều mới và làm những dự án mà chúng ta thích, nhưng khi những điều đó không xảy ra thì đó là thời điểm mà chúng ta nên đi tiếp.
Thêm vào đó, một nơi làm việc thiếu đi tiềm năng phát triển và những cơ hội thăng tiến là một trong những nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc. Trong thực tế, 29% nhân viên đã nói rằng 2 điều trên là lý do tại sao họ muốn tìm kiếm công việc mới.
Khi bạn gặp phải câu hỏi này trong cuộc phỏng vấn, bạn có thể nhắc đến những kỹ năng bạn đã học được ở công việc cũ và những kỹ năng đó có thể được áp dụng vào cơ hội làm việc mới như thế nào. Nhưng cũng đừng quên nhấn mạnh rằng bạn đã sẵn sàng cho một thử thách mới và công việc này sẽ là một bước tiến lý tưởng trong sự nghiệp của bạn.
“Mặc dù tôi rất trân trọng thời gian ở vị trí cũ, nhưng tôi nhận ra rằng các cơ hội nghề nghiệp không đáp ứng được những mục tiêu dài hạn trong sự nghiệp của tôi. Trong thời gian làm việc tại đó, tôi đã gặt hái được nhiều kinh nghiệm và trải nghiệm quý báu và tôi tin rằng mình có thể áp dụng một cách hiệu quả những thứ đó vào một công việc khác. Ngoài ra, tôi đang rất háo hức với một thử thách mới và tôi tin rằng công việc tại công ty (tên công ty) hoàn toàn phù hợp với hướng đi của tôi.
Việc cắt giảm nhân sự đã trở nên phổ biến trong ngành công nghệ phần mềm hiện nay. Khi một công ty cần cắt giảm chi phí, việc sắp xếp lại và cắt giảm nhân sự sẽ thường được lựa chọn để thực hiện.
“Trong thời gian làm việc tại công ty cũ, tôi đã may mắn được làm việc cùng những đồng nghiệp giỏi và đóng góp vào nhiều các dự án khác nhau. Điều này đã giúp tôi phát triển thêm nhiều kỹ năng và cả chuyên môn của mình. Tuy nhiên, khi phải thích ứng với sự thay đổi của thị trường, việc thay đổi hoặc cắt giảm nhân sự là một điều cần thiết cho một công ty để có thể duy trì sự cạnh tranh. Và điều này không có nghĩa rằng những người mà công ty đó lựa chọn để cắt giảm là những người không có năng lực. Đáng tiếc là việc này đã ảnh hưởng lên công việc của tôi nhưng cũng may mắn vì đây là cơ hội để tôi có thể đi tìm những thử thách mới.
Làm việc trong ngành công nghệ có thể đi kèm với yêu cầu thời gian làm việc lên tới hơn 40 tiếng một tuần.
Mặc dù bạn luôn sẵn sàng với những thử thách, nhưng việc dành thời gian cho cuộc sống cá nhân mà không cảm thấy tội lỗi với sếp hoặc đồng nghiệp là điều ai cũng muốn.
“Mặc dù tôi đánh giá cao thời gian làm việc ở công ty cũ, nhưng hiện tại, tôi mong muốn tìm kiếm được sự cân bằng tốt hơn giữa cuộc sống cá nhân và công việc.
Đôi khi, những tổ chức mà bạn đang làm việc sẽ không cung cấp một môi trường giúp bạn phát triển những kỹ năng để trở thành một kỹ sư phần mềm giỏi.
Đáng tiếc rằng khả năng quản lý và lãnh đạo kém là rất phổ biến trong lĩnh vực này. Mặc dù điều này có thể không tốt cho bạn, nhưng nó lại là một lời mở đầu tuyệt vời để giải thích tại sao bạn lại muốn đổi việc.
“Khi nhìn nhận lại, tôi đã nhận ra vai trò của khả năng quản lý và lãnh đạo tốt trong quá trình tạo nên một môi trường làm việc nơi mà các cá nhân có thể phát triển một cách toàn diện. Thay vì chú ý vào các khía cạnh tiêu cực của công ty trước đó, tôi muốn tập trung vào những khía cạnh tích cực trong hành trình phát triển của mình.
Cuối cùng, bạn nên đảm bảo rằng bạn rời công việc cũ mà không gây ra bất kì sự bất đồng hay thị phi nào. Và bạn cũng không nên để những câu hỏi phỏng vấn khiến bạn cảm thấy áp lực.
Hãy luôn nhớ rằng, việc phải khó khăn suy nghĩ để tìm ra câu trở lời vẫn tốt hơn việc làm hỏng danh tiếng của bạn.
Vậy nên, lần tới khi được hỏi về việc tại sao lại rời công ty cũ, bạn hãy hít một hơi thật sâu và trả lời một cách thật lòng. Với thông điệp và một thái độ chuẩn mực, bạn có thể kết thúc buổi phỏng vấn một cách trọn vẹn nhất.
Bạn có thể xem thêm một số thông tin khác giúp phát triển nghề nghiệp tại đây.